So Sánh Cọc Ép Và Cọc Khoan Nhồi Năm 2017 Bước đầu tiên khi xây dựng một công trình là phần móng nhà, móng nhà là bộ phận quyết định tính ổn định lâu bền của công trình.Hiện nay khi nhu cầu xây dựng nhà cao tầng ngày càng cao thì phương án móng nông nhiều lúc đã không còn thích hợp được nữa, thay vào đó là phương án gia cố nền móng bằng móng cọc
So Sánh Cọc Ép Và Cọc Khoan Nhồi Năm 2017 Cọc bê tông cốt thép và cọc khoan nhồi có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Mỗi loại sẽ phù hợp với từng loại công trình khác nhau, cấu tạo, thông số kỹ thuật và phương pháp thi công khác nhau.
Cọc ép hay cọc khoan nhồi đều là hình thức tạo nên những cây cọc bê tông cốt thép chịu lực lớn đâm sâu xuống nền đất nhằm nhiệm vụ nâng đỡ tải trọng công trình, nhưng chúng khác nhau ở cách tạo ra chúng và cách đưa chúng xuống lòng đất.
Cọc khoan nhồi.Là phương pháp thi công cọc bằng cách dùng máy móc khoan thành lỗ cọc sẵn rồi đưa dàn thép và đổ bê tông xuống thành lỗ tạo ra cọc trực tiếp trên công trình.
Cọc khoan nhồi có khả năng chịu tải lớn hơn, thích hợp với các công trình có tải trọng lớn.Phương pháp này có khả năng tạo ra các cây cọc lớn và chiều dài đạt mức tối đa.Hiện nay cọc khoan nhồi có thể có đường kính từ 600 đến 2500mm hoặc lớn hơn nữa.Trong điều kiện cho phép có thể mở rộng đáy cọc với các hình dạng khác nhau. Với công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật cao,để tránh các hiện tượng phân tầng, tạo lỗ hỗng,..dẫn tới chất lượng cọc không đảm bảo.Do cọc được đổ trực tiếp trong lòng đất nên gây khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng cọc, vì thế thường thì khi tính toán độ sâu, thép chịu lực,mác bê tông,..thường được tính toán cao hơn để phong trường hợp cọc có khuyết tật thì vẫn đảm bảo khả năng chịu lực.
Dưới đây là ưu điểm của móng cọc
– Độ lún của móng cọc nhỏ gần như không đáng kể nên ít gây biến dạng cho công trình. Móng cọc đặt sâu trong nền đất tốt, trong quá trình sử dụng công trình không gây lún ảnh hưởng đáng kể đến công trình lân cận.
– Quy trình thực hiện móng cọc dễ dàng thay đổi các thông số của cọc (chiều sâu, đường kính…) phù hợp với địa chất công trình. Giá thành hạ so với các loại móng khác trên nền đất yếu. Cao độ của đài móng có thể dễ dàng thay đổi để chọn đặt ở độ cao tùy ý phù hợp với kết cấu và mỹ quan công trình.
– Đối với móng cọc dùng cọc bê tông đúc sẵn – tiến độ thi công nhanh, chất lượng đảm bảo, thi công ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Đảm bảo điều kiện kinh tế.
1. Ưu điểm của cọc Bê tông cốt thép.
– Tốn ít vật liệu hơn do sử dụng bê tông mác cao và thép cường độ cao nên giá thành giảm.
– Độ tin cậy và tuổi thọ công trình cao.
– Áp dụng các phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt thay cho cọc bê tông cốt thép cổ điển.
– Chuyển vị khi uốn cọc nhỏ hơn nhiều so với cọc cổ điển do được ứng lực trước.
2. Ưu điểm của cọc khoan nhồi.
– Chịu tải lớn . Tải trọng > 500T/1cọc .
– Không ảnh hưởng đến công trình xung quanh.
– Có khả năng thi công qua lớp đất cứng, cát dày.
Tùy từng công trình cụ thể để sử dụng phương án móng cho thích hợp, trên thực tế hai giải pháp này không thể đưa lên bàn cân so sánh là cái nào tốt hơn cái nào.Ưu điểm của phương pháp này lại là nhược điểm của phương pháp kia, tùy vào từng công trình cụ thể để có sự lựa chọn tốt nhất.
Trường hợp nào nên sử dụng cọc ép, cọc khoan nhồi?
Dựa vào những ưu và nhược điểm so sánh ở trên, chúng ta rút được một vài gợi ý cho việc lựa chọn giữa 2 loại cọc này như sau:
Đối với cọc ép
Chỉ nên sử dụng cho những nơi có điều kiện thi công rộng rãi, công trình liền kề chắc chắn, đường giao thông lớn dễ vận chuyển thiết bị cơ giới và tải trọng lớn.
Đối với cọc khoan nhồi
- Thường dùng trong trường hợp môi trường chật hẹp, các công trình liền kề là nhà cấp 4 dễ tổn thương.
- Không nên dùng trong điều kiện thi công rộng rãi, không có công trình lân cận vì sẽ dẫn đến việc tốn kém chi phí nhiều hơn so với cọc ép.
- Có thể sử dụng cả biện pháp khoan tự hành và khoan thủ công bằng giàn khoan điện nên dễ dàng cho các khu vực hẻm hóc.