Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Phân loại nền, móng trong xây dựng nhà, xây dựng công trình

Phân loại nền, móng trong xây dựng nhà, xây dựng công trình

  • bởi

Phân loại nền, móng trong xây dựng nhà, xây dựng công trình

Phân loại nền, móng trong xây dựng:

a. Phân loại nền

Có hai loại là nền thiên nhiên và nền nhân tạo.

    Nền thiên nhiên: Là nền đất với kết cấu tự nhiên, nằm ngay sát bên dưới móng chịu đựng trực tiếp tải trọng công trình do móng truyền sang và khi xây dựng công trình không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện các tính chất xây dựng của nền.

Nền nhân tạo: Khi các lớp đất ngay sát bên dưới móng không đủ khả năng chịu lực với kết cấu tự nhiên, cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chịu lực của nó như:

– Đệm vật liệu rời như đệm cát, đệm đá thay thế phần đất yếu ngay sát dưới đáy móng để nền có thể chịu đựng được tải trọng công trình.

– Gia tải trước bằng cách tác động tải trọng ngoài trên mặt nền đất để cải tạo khả năng chịu tải của nền đất yếu, nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất.

– Ngoài ra có thể gia tải trước kết hợp với biện pháp tăng tốc độ thoát nước bằng các thiết bị thoát nước như giếng cát hoặc bấc thấm nhằm rút ngắn thời gian giảm thể tích lỗ rỗng đối với đất yếu có độ thấm nước kém.

– Cọc vật liệu rời như cọc cát nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất do cát có độ thấm nước tốt giúp tăng cường độ của đất nền.

– Sợi hoặc vải địa kỹ thuật, được trải một hoặc nhiều lớp trong nền các công trình đất đắp hoặc trong các lớp đệm vật liệu rời để tăng cường khả năng chịu kéo và giảm độ lún của đất nền.

– Phụt vữa xi măng hoặc vật liệu liên kết vào vùng nền chịu lực để tăng lực dính giữa các hạt đất và giảm thể tích lỗ rỗng.

– Cột đất trộn xi măng (phương pháp DCM – deep cement mixing), một số loại thiết bị khoan đặc biệt cho phép trộn đất yếu với xi măng hình thành các cột đất trộn xi măng ứng dụng trong gia cố nền đường trên đất yếu, thành hố đào móng…

Phân loại nền, móng
                       Cột đất trộn xi măng để gia cố thành hố đào móng

b. Phân loại móng

Có nhiều cách phân loại móng khác nhau:

– Phân loại theo vật liệu móng: Móng bằng gỗ (cọc gỗ), gạch, đá hộc, bê tông, bê tông cốt thép, thép…

– Phân loại theo độ cứng của móng: Móng cứng, móng mềm.

– Theo phương pháp chế tạo móng: Móng đổ toàn khối, móng lắp ghép, bán lắp ghép.

– Theo đặc tính chịu tải: Móng chịu tải trọng tĩnh, móng chịu tải trọng động (thường gặp là móng máy).

– Phân loại theo độ sâu chôn móng vào đất: Móng nông, móng sâu.

+Móng nông: Là các loại móng được thi công trên hố đào trần, sau đó lấp đất lại, độ sâu chôn móng không quá lớn thường từ 1,5÷3m, nhiều trường hợp đặc biệt chiều sâu chôn móng có thể chọn 5÷6m.

Trong thực tế, ta có thể phân biệt móng nông dựa vào tỷ lệ giữa độ sâu chôn móng và bề rộng móng (h/b). Tuy nhiên, tỷ lệ định lượng là bao nhiêu cũng chưa thật rõ ràng. Chính xác nhất là dựa vào phương diện làm việc của đất nền, khi chịu tải trọng nếu không tính đến ma sát hông của đất ở xung quanh với móng thì đó là móng nông, ngược lại là móng sâu.

Một số loại móng nông thường gặp: Móng đơn (móng đơn đúng tâm, lệch tâm, móng chân vịt), móng băng dưới tường, móng băng dưới cột (móng băng một phương, móng băng giao thoa), móng bè.

Phân loại nền, móng
                         Móng băng giao thoa
Phân loại nền, móng
                        Thi công móng đơn

+ Móng sâu: Là các loại móng mà khi thi công không cần đào hố móng hoặc chỉ đào một phần rồi dùng thiết bị thi công để hạ móng đến độ sâu thiết kế. Nó thường dùng cho các công trình có tải trọng lớn.

Các loại móng sâu thường gặp: Móng cọc (đóng, ép), cọc khoan nhồi, cọc barét, móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép…

Phân loại nền, móng
                       Thi công móng cọc ép
Phân loại nền, móng
              Một đài cọc sau khi đổ bê tông xong
Phân loại nền, móng
               Thi công móng cọc khoan nhồi

Theo kinh nghiệm thực tế, chúng tôi đã phân loại nền, móng ra các loại như vậy. Để biết thêm thông tin chi tiết về phân loại nền, móng thì quý khách vui lòng truy cập nền móng Kim Thoa hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi !

Các loại móng nhà phổ biến hiện nay

Móng hay còn được gọi là nền móng, nó là hạng mục xây dựng nằm ở phía dưới cùng của một công trình.

Móng có chức năng là nhận toàn bộ tải trọng tĩnh và động của công trình truyền xuống, sau đó phân phối tải trọng đó xuống nền đất. Trong hạng mục xây dựng dân dụng thì móng nhà chiếm một tỷ lệ phần trăm chi phí khá lớn.

1. Móng đơn

Móng đơn là loại móng có giá tiền rẻ nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông (trong trường hợp dùng móng bê tông cốt thép). Loại móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau và thường được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện hay mố trụ cầu.

Vì được gọi là móng đơn cho nên nó nằm riêng lẻ, mặt bừng có thể hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn,… tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của móng đơn.

Loại móng này có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và thường được sử dụng để cải tạo, gia cố và xây dựng những công trình có tải trọng không quá lớn.

2. Móng băng

Là loại móng được dùng trong các công trình dân dụng bởi vì giá thành của nó vừa phải và độ lún đồng đều. Móng băng thường là một dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tưởng hoặc có sự giao cắt. Ở những đất nền yếu, độ lún không đều thì không chỉ đầm đất cho chặt mà còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.

Móng băng được thi công bằng phương pháp đào móng quanh khu vực công trình hoặc sử dụng cách đào móng song song với nhau và thi công trong khuôn viên đó. Loại móng này thường là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

3. Móng bè

Với những vùng thi công có đất nền yếu, nước nhiều với nguy cơ lún không đồng đều thì ngoài việc đầm chặt và bổ sung cát thì các kỹ sư còn dùng móng bè để khắc phục nhược điểm này cho công trình.

Móng bè sẽ được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dại dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm nổi bật nhất của móng bè là có tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất và giúp giải tỏa sức nặng, tránh hiện tượng lún không đồng đều.

4. Móng cọc

Để có thể đặt móng xuyên qua các tầng đất yếu để đến được tầng đất cứng thì có thể dùng móng cọc. Móng cọc gồm cọc và đài cọc, có thể là cọc tre, cọc cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép. Ưu điểm là móng này thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt cùng giá thành hợp lý cho mọi khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *