Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Thế nào là nền đất yếu Nền Đất Yếu Như nào ?

Thế nào là nền đất yếu Nền Đất Yếu Như nào ?

  • bởi

Thế nào là nền đất yếu Nền Đất Yếu Như nào là nền đất bị biến dạng nhiều, không đủ độ bền và có sức chịu tải kém… do vậy không thể làm nền thiên nhiên cho công trình xây dựng.

Thế nào là nền đất yếu Nền Đất Yếu Như nào .Khi xây dựng các công trình dân dụng, cầu đường, thường gặp các loại nền đất yếu, tùy thuộc vào tính chất của lớp đất yếu, đặc điểm cấu tạo của công trình mà người ta dùng phương pháp xử lý nền móng như ép cọc bê tông đúc sẵn, móng cọc bê tông, móng bè… cho phù hợp để tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường cho công trình. Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập hư hỏng khi xây dựng trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý phù hợp, không đánh giá chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất.

Do vậy việc đánh giá chính xác và chặt chẽ các tính chất cơ lý của nền đất yếu (chủ yếu bằng các thí nghiệm trong phòng và hiện trường) để làm cơ sở và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp là một vấn đề hết sức khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết, giảm được tối đa các sự cố, hư hỏng công trình khi xây dựng trên nền đất yếu

Do vậy việc đánh giá chính xác và chặt chẽ các tính chất cơ lý của nền đất yếu (chủ yếu bằng các thí nghiệm trong phòng và hiện trường) để làm cơ sở và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp là một vấn đề hết sức khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết, giảm được tối đa các sự cố, hư hỏng công trình khi xây dựng trên nền đất yếu.

 Biện pháp xử lý nền
Phương pháp thay nền. Đây là một phương pháp ít được sử dụng, để khắc phục vướng mắc do đất yếu, nhà xây dựng thay một phần hoặc toàn bộ nền đất yếu trong phạm vi chịu lực công trình bằng nền đất mới có tính bền cơ học cao, như làm gối cát, đệm cát. Phương pháp này đòi hỏi kinh tế và thời gian thi công lâu dài, áp dụng được với mọi điều kiện địa chất. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp cơ học bằng phương pháp nén thêm đất khô với điều kiện địa chất đất mùn xốp.
Các phương pháp cơ học. Là một trong những nhóm phương pháp phổ biến nhất, bao gồm các phương pháp làm chặt bằng sử dụng tải trọng tĩnh(phương pháp nén trước), sử dụng tải trọng động(đầm chấn động), sử dụng các cọc không thấm, sử dụng lưới nền cơ học và sử dụng thuốc nổ sâu , phương pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc (cọc cát, cọc xi măng đất, cọc vôi…), phương pháp vải địa kỹ thuật, phương pháp đệm cát…để gia cố nền bằng các tác nhân cơ học

Sử dụng tải trọng động khá phổ biến với điều kiện địa chất đất cát hoặc đất sỏi như dùng máy đầm rung, đầm lăn. Cọc không thấm như cọc tre, cọc cừ tràm, cọc gỗ chắc thường được áp dụng với các công trình dân dụng. Sử dụng hệ thống lưới nền cơ học chủ yếu áp dụng để gia cố đất trong các công trình xây mới như đường bộ và đường sắt. Sử dụng thuốc nổ sâu tuy đem lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn, nhưng không thích hợp với đất sét và đòi hỏi tính chuyên nghiệp của nhà xây dựng.
Phương pháp vật lý: Gồm các phương pháp hạ mực nước ngầm, phương pháp dùng giếng cát, phương pháp bấc thấm, điện thấm…
Phương pháp nhiệt học. Là một phương pháp độc đáo có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác trong điều kiện tự nhiên cho phép. Sử dụng khí nóng trên 800o để làm biến đổi đặc tính lí hóa của nền đất yếu. Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho điều kiện địa chất đất sét hoặc đất cát mịn. Phương pháp đòi hỏi một lượng năng lượng không nhỏ, nhưng kết quả nhanh và tương đối khả quan.

Nền đất yếu là gì?

Cách nhận biết nền đất yếu

Nền đất tác động rất lớn đến độ bền, tính an toàn của các công trình xây dựng. Vậy làm thế nào để nhận biết nền đất yếu để đưa ra hướng khắc phục tốt nhất? Việc này cần phải thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, kiến thức và dụng cụ đo đạc thực tế. Sau khi có những chỉ số cụ thể, áp theo bảng đo để phân biệt các loại nền đất. Dưới đây là cách nhận biết nền đất yếu cơ bản:

Dựa vào các tiêu chí vật lý:

  • Dung trọng tự nhiên bé: γ ≤  17 (kN/ m3) 1,7T/m3
  • Hệ số rỗng lớn: e> 1
  • Độ ẩm: W ≥ 50(%)
  • Độ sệt lớn: B>1
  • Nước trong đất cao, độ bão hòa nước G > 0,8
  • Trị số sức kháng cắt không đáng kể

Dựa vào các chỉ tiêu cơ học:

  • Modun biến dạng bé: Eo ≤ 5000 (kN/m2) = 500kPa = 50kG/cm2 = 5T/m2 = 5MPa
  • Góc ma sát trong: φ ≤ 10 độ
  • Lực dính C: C ≤ 10 (kN/m2)
  • Sức chịu tải bé: 0,5 – 1kg/cm2
  • Tính nén lún lớn: a > 0,1 cm2/kg

Dựa vào cường độ nén đơn qtừ thí nghiệm nén đơn:

  • Đất rất yếu: q≤ 25 (kN/m2)
  • Đất yếu: q≤ 50 (kN/m2)

Phần lớn các nước trên thế giới thống nhất định nghĩa nền đất yếu theo sức kháng cắt không thoát nước Svà trị số xuyên tiêu chuẩn N. Khi đó:

  • Đất rất yếu: Su ≤  5 kPa hoặc N ≤ 2
  • Đất yếu: Su ≤  25  kPa hoặc N≤ 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *