Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Những ưu điểm của cọc bê tông ly tâm dự ứng lực

Những ưu điểm của cọc bê tông ly tâm dự ứng lực

Những ưu điểm của cọc bê tông ly tâm dự ứng lực

Do bê tông được ứng suất trước nên sản phẩm bê tông ly tâm dự ứng lực sẽ không bị biến dạng, bị nứt trong quá trình vận chuyển, lắp dựng và sử dụng.
bê tông ly tâm dự ứng lực

 Bê tông được ứng suất trước, kết hợp với quay ly tâm đã làm cho bê tông của sản phẩm đặc, chắc, chịu được tải trọng cao, không nứt, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn cốt thép, ăn mòn sulphate. Vì vậy sản phẩm bê tông ly tâm dự ứng lực sử dụng rất phù hợp với các vùng ven biển, nước mặn.

Có khả năng thiết kế được những trụ điện bê tông ly tâm dự ứng lực có lực đầu trụ rất cao, khi kéo đến tải trọng thiết kế có biến dạng dư rất thấp. Thiết kế các cọc cừ bê tông ly tâm có khả năng chịu lực nén, uốn, lực tải dọc rất cao.

Do sử dụng bê tông và thép cường độ cao nên tiết diện cốt thép giảm, dẫn đến trọng lượng của sản phẩm giảm rất nhiều, thuận lợi cho việc di dời, vận chuyển, thi công, lắp dựng

Chất lượng sản phẩm bê tông ly tâm dự ứng lực tốt hơn và giá thành sản phẩm hạ hơn.

Cốt thép trong bê tông, là cốt thép cường độ cao, được kéo căng ra bằng máy kéo ứng suất trước, đạt tới một giá trị ứng suất nhất định, được thiết kế trước, nằm trong giới hạn đàn hồi của nó, trước khi các kết cấu bê tông cốt thép này chịu tải. Lực căng cốt thép này làm cho kết cấu bê tông biến dạng ngược với biến dạng do tải trọng gây ra sau này khi kết cấu làm việc. Nhờ đó, kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước có thể chịu tải trọng lớn gần gấp đôi so với kết cấu này, khi không căng cốt thép ứng suất trước. 

Ở kết cấu bê tông cốt thép thông thường, thì cốt thép cùng với vật liệu bê tông chỉ thực sự làm việc khi có sự tác dụng của tải trọng. Còn ở kết cấu ứng suất trước, trước khi đưa vào chịu tải thì kết cấu đã có trong nó một phần ứng suất ngược rồi. Cốt lõi của việc kết cấu bê tông ứng suất trước có khả năng chịu tải rất lớn là nhờ việc tạo ra các biến dạng ngược với khi làm việc bình thường. Việc sử dụng vật liệu cơ tính cao như: cốt thép cường độ cao, bê tông mác cao,… chỉ là điều kiện phụ trợ để tăng khả năng chịu tải của kết cấu bê tông ứng suất trước.

Tiêu chuẩn:

Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực trước (P.C) và cọc bê tông cường độ cao ứng suất trước (PHC) được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS A 5335-1987 và JIS A 5337-1982 hoặc TCVN 7888:2008, hoặc có thể sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng.

Cường độ bê tông:

Cường độ bê tông tổi thiểu tại 28 ngày.

–   Đối với cọc P.C       60N/mm2

–   Đối với cọc PHC      100N/mm2

Ứng dụng:

Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực trước dùng làm nền móng cho các công trình như trạm điện, nhà cao tầng, cầu, cầu vượt, bến cảng, các công trình biển, tường chắn,…

Ưu điểm:

Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực trước được sản xuất và quản lý trong môi trường nhà máy nên chất lượng đồng đều được duy trì.

Sử dụng bê tông mác cao 60-80N/mm3 cùng với quá trình quay ly tâm, và tác động của ứng suất trước làm cải thiện được kết cấu chịu lực của cọc và các tính năng ưu việt khác của cọc:

–   Tài dọc trục cao
–   Khả năng chịu kéo cao.
–   Momen uốn lớn
–   Chống nứt cọc
–   Chống ăn mòn sun phát và chống ăn mòn cốt thép.
–   Không xuất hiện ứng suất gây xoắn nứt trong quá trình đóng.
–   Cho phép đóng xuyên qua các lớp địa tầng cứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *